Hội chứng Down và những điều cần biết

Lượt xem: 534 | Đăng bởi: phamtrang

Nếu đã từng sinh con bị hội chứng down mà cặp vợ chồng đó dự định mang thai lần sau thì người mẹ cần chẩn đoán trước sinh để phát hiện các yếu tố nguy cơ.

Hiểu đúng về bệnh Down

Trong các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể, Down là bệnh thường gặp nhất với tỉ lệ 1/800 - 1/1000 trẻ sơ sinh bị hội chứng Down. 

Cơ thể bình thường có 46 nhiễm sắc thể, đi theo cặp, trong đó có 50% được thừa hưởng từ mẹ và 50% được thừa hưởng từ cha. Ở một số trường hợp, trẻ có tới 47 nhiễm sắc thể, thừa ra một nhiễm sắc thể (số 21) và đó chính là thủ phạm khiến thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển không bình thường.

hoi-chung-down

Hội chứng Down có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên, với những đứa trẻ do người phụ nữ trên 35 tuổi sinh ra thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Thống kê cho thấy, trong số những phụ nữ sinh con ở tuổi trên 35 thì tỉ lệ trẻ bị hội chứng Down là 1/350, nghĩa là cứ 350 đứa trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ bị Down.

Với các ca sinh nở ở tuổi 40, tỉ lệ này tăng lên tới 1/100 và thậm chí là 1/30 ở tuổi 45. Hầu hết thai nhi bị Down chết từ giai đoạn phôi. Những trường hợp sống sót và được sinh ra thì phần lớn là sự bất thường ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh gây nên bệnh, không phải do di truyền. Tỉ lệ bệnh do di truyền chiếm khoảng 5%.

Biểu hiện của trẻ bị Down

Trẻ bị Down không chỉ có những biểu hiện bất thường về hình thái mà còn ở cả chức năng của cơ thể. Theo đó, có thể nhận biết trẻ bị Down qua các dấu hiệu sau:

- Đầu bé, ngắn, gáy phẳng và rộng.

- Vai tròn, cổ ngắn.

- Mặt dẹt, nhìn dại, ngốc ngếch

- Đôi tai thấp nhỏ, hình thái dị thường và kém mềm mại.

- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, hơi sưng, đỏ, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt; có các chấm trắng nhỏ trong lòng đen và thường biến mất sau 12 tháng tuổi.

- Mũi tẹt, nhỏ, miệng trễ, luôn há miệng, lưỡi dày thè ra ngoài, vòm miệng cao.

- Chân tay ngắn, bàn tay to và ngắn; ngón út khoèo, ngón tay ngắn; lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng, bàn chân phẳng, ngón chân chim; Các khớp gối, háng, khuỷu, cổ chân chân lỏng lẻo; dễ trật khớp hoặc trật xương bánh chè.

Bên cạnh đó, có tới 50% trẻ bị Down đi kèm với những khuyết tật tim bẩm sinh, nhưng may mắn là đa số đều có thể chữa được. Một số vấn đề về hô hấp, đường tiêu hóa tắc nghẽn hay bệnh ung thư máu cũng dễ gặp ở bệnh nhi bị Down.

Hội chứng Down cũng khiến trẻ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sự tiến bộ vượt bậc của y học đã giải quyết được hầu hết các vấn đề, nâng tuổi thọ trung bình ở bệnh nhân bị Down lên tới 55 tuổi.

Với những trẻ bị hội chứng Down, điều quan trọng nhất là phải được giáo dục về cả tâm thần và kỹ năng thể chất đến suốt đời. Tất nhiên, đa số trẻ bị Down đều chỉ dừng lại ở những kỹ năng ngôn ngữ, vận động đơn giản với mức độ chuyển biến thấp hơn trẻ bình thường./.

Tin tức khác

  • hotline
  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp dược
  • Sở giáo dục đào tạo hà nội
  • Bộ giáo dục và đào tạo
  • Sở giáo dục đào tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích