Những nguyên nhân gây “bất lực” phổ biến nhất

Lượt xem: 520 | Đăng bởi: phamtrang

“Bất lực” thực chất là một dạng rối loạn cương dương, khiến nam giới không phát huy được bản lĩnh phái mạnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây bất lực, chủ yếu liên quan tới tuổi tác và lối sống.

“Bất lực” là một thuật ngữ được dùng để chỉ sự hạn chế của nam giới về năng lực tính dục. Theo đó, người bị “bất lực”thường khó duy trì sự cương cứng của dương vật, khiến quá trình quan hệ tình dục không đạt được hiệu quả, ảnh hưởng tới hạnh phúc lứa đôi.

nguyen-nhan-gay-bat-luc-o-nam-gioi

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bất lực phổ biến mà phái mạnh nên tham khảo để có biện pháp ứng phó kịp thời:

Các bệnh nội tiết

Không chỉ chịu trách nhiệm sản xuất hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất và cảm xúc mà hệ nội tiết còn tiết ra cả những hormone điểu chỉnh chức năng tình dục, sinh sản... Do đó, các bệnh nội tiết có thể gây ảnh hưởng nhất định đến năng lực tình dục của phái mạnh, mà bệnh tiểu đường là một ví dụ điển hình.

Cụ thể, bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng hormone insulin, nó có thể dẫn tới một biến chứng không mong muốn là tổn thương thần kinh, làm ảnh hưởng đến cảm giác của dương vật. Bên cạnh đó, một số biến chứng khác của tiểu đường cũng tác động tới nồng độ hormone và lưu lượng máu. Tất cả những yếu tố kể trên góp phần gây nên tình trạng bất lực.

Các rối loạn thần kinh

nguyen-nhan-gay-bat-luc-o-nam-gioi

Nguy cơ bất lực ở nam giới có thể tăng lên khi mắc phải những vấn đề nghiêm trọng thuộc hệ thần kinh. Theo đó, một số dạng rối loạn thần kinh có thể chi phối tới chức năng kết nội với hệ thống sinh sản của não bộ, khiến nam giới mất khả năng kiểm soát sự cương cứng của dương vật.

Một số dạng rối loạn thần kinh có thể gây bất lực như: bệnh parkinson, bệnh Alzheimer, đa xơ cứng, u cột sống, u não, động kinh thùy thái dương, đột quỵ... Ngoài ra, những người từng phẫu thuật tiền liệt tuyến cũng có thể bị bất lực do hệ thống thần kinh bị tổn thương.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Khi sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng tới lưu lượng máu, bạn có thể bị bất lực. Một số loại thuốc dễ gây bất lực như: Thuốc chẹn beta (carvedilol và metoprolol); Thuốc ức chế hệ thần kinh giao cảm alpha; Thuốc làm dịu hệ thần kinh trung ương; Thuốc lợi tiểu, ví dụ như furosemide và spironolactone; Hoocmôn tổng hợp như leuprolide; Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc; Các thuốc dùng trong hóa trị ung thư...

Thường thì tình trạng này sẽ được cải thiện sau khi bạn ngưng sử dụng thuốc một thời gian. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ./.

Tin tức khác

  • hotline
  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp dược
  • Sở giáo dục đào tạo hà nội
  • Bộ giáo dục và đào tạo
  • Sở giáo dục đào tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích