Nắng nóng hơn 40 độ làm gì để không mắc bệnh?

Lượt xem: 1358 | Đăng bởi: xoainguyen

Những ngày gần đây thời tiết miền Bắc nóng cực độ vì thế rất dễ mắc bệnh. Hôm nay, Trung cấp Dược sẽ chia sẻ một số phương pháp để đối phó với cái nóng.

Cẩn thận đổ bệnh vì nắng nóng

Ông Hoàng Phúc Lâm – Trưởng Phòng Dự báo khí hậu cho biết, đợt nắng nóng tháng 7 năm nay nhiệt độ rất cao. Cụ thể vào ban ngày nhiệt độ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ phổ biến khoảng 39 độ C, các tỉnh ven biển Trung Bộ nhiệt độ giao động 39- 40 độ. Vào ban đêm nhiệt độ thấp nhất cũng vào khoảng 30 độ C, không khí hết sức oi bức.

Nhiệt độ cao cả đêm lẫn ngày cộng với thời gian nắng dài trong ngày nên nếu không cần thận người dân có thể đổ bệnh bất cứ lúc nào. Bởi cái nắng chói chang khiến cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để điều hòa cơ thể, từ đó gây mất nước. Không những vậy thức ăn vào những ngày này cũng dễ bị ôi thiu, nấm mốc nên gây bệnh đường tiêu hóa. Chưa kể không khí nóng bức còn khiến nhu cầu ăn uống của cả người lớn và trẻ nhỏ cũng bị giảm xuống, dễ bị rỗi loạn chuyển hóa, tiêu hóa.

Vào những ngày nắng nóng để giải tỏa cơn nóng nhanh chóng nhiều người thường bật quạt gió mạnh xối trực tiếp vào cơ thể hoặc bật điều hòa quá thấp, tắm nước lạnh đột ngột khi nhiệt độ cơ thể đang tăng cao. Những việc làm này sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi, nguy hiểm hơn có thể gây đột tử.

Nắng nóng hơn 40 độ làm gì để không mắc bệnh?

Để sống khỏe mạnh trong những ngày nắng nóng bạn cần:

+ Hạn chế đi ra ngoài đường khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

+ Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

+ Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

+ Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

+ Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

+ Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Tin tức khác

  • hotline
  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp dược
  • Sở giáo dục đào tạo hà nội
  • Bộ giáo dục và đào tạo
  • Sở giáo dục đào tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích