Kỹ thuật luồn kim tĩnh mạch cho điều dưỡng viên

Lượt xem: 1831 | Đăng bởi: xoainguyen

Bất cứ điều dưỡng viên nào cũng cần phải thực hiện kỹ thuật luồn kim tĩnh mạch. Hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật luồn kim tĩnh mạch cũng như lưu ý những lời khuyên hữu ích qua bài viết dưới đây.

Lựa chọn vị trí chọc kim phù hợp

Với luồn kim tĩnh mạch, lưu ý là tránh chọc kim nhiều lần gây mất thời gian cũng như lòng tin của người bệnh. Theo một số giáo viên trường Y, không nên chọc kim ở những nơi gần các nếp gấp, vị trí da bị thương tổn, nhiễm trùng,... hoặc những nơi phía trên đường đi phía về tim đang bị chấn thương nặng.

Đối với các vị trí như: mạch hiển (cổ, chân), mạch bẹn (gần nếp bẹn) có tĩnh mạch lớn dễ chọc kim. Tuy nhiên, những vị trí này thường không được vệ sinh sạch sẽ do đó có nguy cơ nhiễm trùng cao.

Ngoài ra, những người có tâm thần không ổn định thường khiến việc lưu vein không đảm bảo.

Lưu ý rằng, không nên chọc kim ở vị trí trên đối với những người có các chấn thương vùng chi dưới, chấn thương bụng, vỡ xương chậu mà ưu tiên chọn vị trí cánh tay, bàn tay, cẳng tay. Bởi, việc bồi dịch và đưa thuốc vào cơ thể không mang lại hiệu quả, ngoài ra có thể gây hại đến vị trí bị thương tổn.

Sát trùng vùng da chọc kim

Cồn 70 độ hay cồn iot-din là các dung dịch thường dùng để sát trùng. Khi chọn ven chọc nên sát trùng rộng trường định chọc ít nhất rộng hơn 1 vòng tròn có tâm là vị trí định chọc và bán kính là chiều dài cây kim luồn đang sử dụng.

Nên chọc vùng da sát trùng đã khô để tránh gây đau cho người bệnh.

Tư thế thực hiện kỹ thuật chọc qua da

Thực hiện kỹ thuật này ở tư thế thuận lợi, thoải mái tránh chọc trực tiếp lên tĩnh mạch ở những người già yếu, suy kiệt. Nên thực hiện động tác nhanh, dứt khoát vì sẽ giúp cho người bệnh cảm giác ít đau hơn.

Động tác luồn kim

Chỉ nên cho 1/3 chiều dài kim vào lòng mạch, sau khi có máu xuất hiện thì luồn kim vào tĩnh mạch.

Đối với thao tác rút nòng sắt ra hẳn bên ngoài điều dưỡng viên nên tính toán vị trí mũi kim được đưa vào sâu như thế nào trong lòng tĩnh mạch và ấn vào vị trí đó nhằm hạn chế máu chảy ra và rút từ từ nòng ra ngoài.

Thực hiện cố định dây truyền dịch vào đầu kim luồn

Quan trọng nhất là phải kiểm tra đuổi khí sạch khỏi dây truyền nước, khi kết nối với đốc kim luồn nên thả từ từ vị trí ép ở đầu kim nhằm khống chế không cho máu chảy ra ngoài, để máu từ từ chảy ra rồi mới tiến hành nối với nhau.

Nếu là đoạn dây truyền có vòng xoáy cố định, thì cố gắng xoắn chặt.

Thực hiện có định kim dây truyền

Phải cố định tốt đầu đốc kim đảm bảo không bị xê dịch, sau đó cố định dây truyền vị trí tốt, tránh cố định qua hai một khớp mục đích là làm thế nào được bất động tốt trong quá trình người bệnh nằm điều trị, di chuyển.

Theo các tài liệu đào tạo Điều dưỡng viên tại nước ngoài, thời gian lưu kim luồn không nên quá 72 giờ, thời gian khuyến cáo là 48 giờ.

Tin tức khác

  • hotline
  • Đăng ký

Sơ đồ đường đi

Liên kết website

  • tuyển sinh trung cấp dược
  • Sở giáo dục đào tạo hà nội
  • Bộ giáo dục và đào tạo
  • Sở giáo dục đào tạo thái nguyên

Liên kết hữu ích